Phân tích SWOT trong kinh doanh trực tuyến

VIETINTEC - Thiết kế web chuyên nghiệpThuật ngữ phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa) thường được nhắc đến nhiều đối với các nhà phân tích chiến lược kinh doanh. Nó giúp doanh nghiệp "cân - đo - đong - đếm" trước khi quyết định có hoặc không thâm nhập vào một thị trường nào đó. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau thử phân tích SWOT trên thị trường trực tuyến (nói chung) để từ đó rút ra cho mình những bài học trước khi bắt tay vào thiết kế website hoặc kinh doanh trực tuyến nhé.

Phân tích SWOT trong bài này được nhắc đến chỉ nhằm giúp doanh nghiệp phác họa những khó khăn và cơ hội trong vấn đề xây dựng một website thương mại điện tử, các yếu tố môi trường Internet mà nhà kinh doanh phải đối mặt, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận hành một hệ thống website bán hàng qua mạng.

Điểm mạnh - STRENG

  1. 24 giờ trên 7 ngày - bất cứ lúc nào khách hàng của bạn cũng có thể vào website mà không cần phải quan tâm đến vấn đề có phải giờ làm việc ở công ty bạn hay không, điều này giúp bạn không bỏ lỡ nhiều đơn hàng quan trọng vào tay một nhà cung cấp khác.
  2. Bạn có thể đắp chăn tại nhà và giao dịch mà không cần suy nghĩ về vấn đề chi phí thuê mặt bằng, chi phí thuê đội ngũ nhân viên nhiều mà vẫn đảm bảo kết quả công việc.
  3. Ban cũng có thể lấy hàng tận gốc, tận ngọn hoặc bất kỳ nơi đâu và gửi cho người đùng đầu cuối (người mua hàng của bạn), không cần quan tâm đến chi phí kho bãi, chi phí showroom...
  4. Giao dịch nhanh chóng, bạn tránh được những lời kì kèo "bớt một thêm hai".
  5. So sánh giá cả nhanh chóng, hạ giá theo đơn hàng (tự động) mà không cần phải liên lạc. Điều này góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho bạn.
  6. Quảng cáo trực tuyến nhanh chóng, thuận tiện, thông tin về sản phẩm sẽ đầy đủ hơn so với một category giới thiệu bằng văn bản.
  7. Thanh toán trực tuyến thuận lợi giúp giảm thiểu các chi phí vận chuyển tiền tệ, nhanh chóng trong giao dịch.
  8. Chi phí đầu tư thấp.

Điểm yếu - WEAKNESS

  1. Nhà kinh doanh không có nhiều mối liên hệ với khách hàng.
  2. Về quan điểm, khách hàng sẽ an tâm hơn nếu giao dịch với người thật, việc thật hơn là thông qua một máy tính.
  3. Chi phí giao hàng không được giảm thiểu bởi thương mại điện tử. Do đó nó có thể ảnh hưởng đến kinh doanh.

Cơ hội - OPPORTUNITY

  1. Internet ngày càng phát triển, người dùng ngày càng có điều kiện tiếp xúc với Internet. Đây là thị trường tiềm năng ngày càng được mở rộng không ngừng của bạn. Hiện nay thời gian người dùng bỏ ra để truy cập Internet đã ngang bằng với thời gian người dùng xem TIVI. Trong tương lai, thời gian này sẽ còn tăng nhanh.
  2. Khách hàng ngày càng "lười", họ muốn nhanh chóng có thứ họ muốn thay vì phải loanh quanh đi tìm khắp nơi trong thế giới thực và "ngại" đi mua hàng.
  3. Các doanh nghiệp lớn đã và đang tham gia vào thị trường thương mại điện tử, sự lôi kéo của họ đối với khách hàng góp phần làm người dùng có niềm tin hơn với thương mại điện tử.

Mối đe dọa - Threat

  1. Cuộc sống ngày một phức tạp, luôn luôn có những khách hàng "ranh mãnh" tìm cách "thử" bạn hoặc nghiêm trọng hơn là mua hàng nhưng không muốn trả tiền (hack).
  2. Khi bạn đọc bài viết này, các doanh nghiệp nhỏ, các đối thủ trực tiếp của bạn... đã bắt tay xây dựng công việc bán hàng trực tuyến.
Tin liên quan